27/07/2021 16:01 | CCVSATTP Hà Giang
Quả Hồng Châu, quả Chí Chụa có chứa độc tố gây chết người
Hà Giang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nhiều xã cách xa trung tâm huyện, cho nên việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân còn gặp nhiều khó khăn. Các vụ ngộ độc do rau quả từ cây rừng xảy ra chủ yếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đáng lưu ý các gia đình có con đang trong độ tuổi học phổ thông, nguyên nhân được xác định là do trẻ em chưa ý thức được sự nguy hiểm gây ngộ độc chết người đối với quả rừng, nhìn thấy có màu sắc đẹp bắt mắt có thể hái ăn ngay.
Tính từ năm 2019 đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra 03 vụ ngộ độc quả rừng, cụ thể: Ngày 13/7/2019 tại thôn Há Súng, xã Tả Lủng huyện Đồng Văn đã xảy ra 01 vụ ngộ độc quả Hồng Châu, 05 người mắc, 01 người tử vong. Ngày 18/5/2020 tại xóm Khai Hoang 2, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc xảy ra 01 vụ ngộ độc quả rừng (theo tiếng địa phương gọi là quả Chí Chụa) với 04 người mắc, 01 người tử vong. Gần đây nhất, ngày 23/7/2021 tại thôn Cán Chu Phìn, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, xảy ra 01 vụ ngộ độc quả Hồng Châu làm 05 người mắc, đến ngày 26/7/2021 lại phát hiện thêm 04 người ngộ độc quả Hồng châu ở thôn Ha Ía, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, rất may chưa có tử vong.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo, người dân không nên ăn các loại rau quả từ cây rừng, không rõ nguồn gốc để phòng chống ngộ độc đáng tiếc xảy ra. Lưu ý cần tập trung tuyên truyền đến đối tượng là cha mẹ và các cháu học sinh có độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi.
Đặc điểm nhận dạng và độc tố của quả Hồng Châu
Cây Hồng Châu thường mọc ở khu vực núi đá, thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to gần bằng 2 ngón tay người lớn, dài từ khoảng 11-12cm, màu của lá xanh đậm. Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bửa ra bên trong có lớp vỏ mầu hồng, mỗi quả có từ 4-6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím hơi dẹp. Quả Hồng Châu chín vào thời gian tháng 6, 7, 8 hằng năm.
Cách xử trí khi ngộ độc quả Hồng Châu
Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng là chủ yếu; cần vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện bằng xe cơ giới (tuyệt đối không để bệnh nhân đi bộ); gây nôn, rửa dạ dày càng sớm càng tốt, uống than hoạt với liều 1-2 g/kg thể trọng kèm theo 4-6 gói sorbitol (nếu không có thể cho uống lòng trắng trứng), tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống (trợ tim, trợ hô hấp, chống co giật, chống phù phổi cấp), xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu.
Đặc điểm nhận dạng và độc tố của quả Chí Chụa
Cây Chí Chụa thường mọc ở hai bên đường dân sinh hoặc ở khu vực núi đất, cây thân gỗ, cao khoảng 150cm, lá cây to hơn ngón tay người lớn (giống lá cây táo ta), màu xanh đậm, dài từ 5-6cm. Quả nhỏ như quả mồng tơi, quả có màu xanh khi chín chuyển sang màu hồng đỏ và chuyển sang màu tím đen, bóc ra có hạt màu nâu như hạt vừng. Quả Chí Chụa ra quả vào thời gian từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.
Cách xử trí nhanh khi thấy xuất hiện các hiện tượng ngộ độc thực phẩm
- Gây nôn: Ngay lập tức cho người bệnh uống nước và gây nôn.
- Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng Oresol.
- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở Y tế gần nhất.
- Nếu người bệnh hôn mê, co giật: cho người bệnh nằm nghiêng.
- Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang
Ngộ độc quả Hồng Châu xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Quang Bình phối hợp kiểm tra liên ngành sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
5 bệnh nhân ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải nấm độc tại xã Pố Lồ huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các khu cách ly tập trung trong phòng chống dịch COVID-19
Kết quả triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2021
Cảnh báo ngộ độc quả hồng châu rừng
Tăng cường phòng chống ngộ độc nấm
Quy trình thanh tra ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai
Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả Hồng Châu
Tâm điểm: Nỗi lo an toàn thực phẩm tại trường học
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động năm 2022
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2020
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2019
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2018
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2021
Danh sách công bố sản phẩm năm 2022
Danh sách cơ sở xử lý vi phạm năm 2022
Danh sách tự công bố sản phẩm năm 2023