CCVSATTP Hà Giang logo

Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa hè

     Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao, trong 5 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì  đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 44 người mắc do vi sinh vật gây ra.

     Mùa hè thời tiết nóng và ẩm, thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, gia tăng sử dụng nước đá ăn uống, nguyên liệu tươi sống bảo đảm an toàn, chế biến thức ăn không nấu kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm rất cao, nhất là thức ăn được chế biến có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa…Mặt khác mùa hè nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột,… là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố dễ gây ô nhiễm thực phẩm. Bên cạnh đó, hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm đang trở thành nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng do thói quen trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các tiệc cưới hỏi, đám giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại  gia đình, bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm người tiêu dùng cần lưu ý thực hiện một số biện pháp chế biến và bảo quản thực phẩm dưới đây:

Image Alt

         Ảnh minh họa

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

 Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

 Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt “lợi – hại” của chiếc tủ lạnh. Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.

Image Alt

Ảnh minh họa

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín

Thực phẩm nấu chín sẽ nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn

Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật). Một lần nữa, đun kĩ nghĩa là thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là 70 độ C.

 Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín

Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60 độ C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 10 độ C). Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín

Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không nên chế biến thịt sống và sau đó lại dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín. Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ

Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẩu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

Luôn giữ vệ sinh

Giữ vệ sinh là một nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sức khỏe, và việc này đặc biệt quan trọng trong mùa hè. Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thịt phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt, hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa lại tay thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

Tránh ăn uống ngoài đường

 Thời tiết nóng nực ngày hè và vệ sinh không đảm bảo ở nhiều quán ăn là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh sinh sôi. Vì vậy, bạn hãy tránh ăn uống bên ngoài, nếu cần hãy lựa chọn quán ăn đảm bảo vệ sinh.

Cách xử lý khi ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

 Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Phòng Nghiệp vụ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang


Bài viết khác

Mùa hè, ăn trái cây nào tốt nhất?

Các phương pháp bảo quản thịt tươi

Vô tình đánh cược sức khỏe của cả gia đình chỉ vì không biết những tác hại của thực phẩm đóng gói

2 thực phẩm hại gan kinh khủng nhất chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối tránh xa

9 lợi ích tuyệt vời của cà phê đã được khoa học chứng minh

5 loại hoa có lợi cho sức khỏe

Khi mua thực phẩm chức năng cần lưu ý những gì?

Tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018

8 nguyên tắc ăn uống giúp làn da không có nếp nhăn

Tổ chức hội nghị tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP tại huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần

Xem thêm

 

Tiếp nhận thông tin cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

Gửi thông tin

  Tư vấn

Tư vấn qua điện


Tư vấn qua điện 2


Tư vấn Fax


Tư Vấn Email


Tiếp nhận tin vi phạm


Liên kết web

Công thổng tin điện tử Bộ Y Tế

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Cục quản lý dược - Bộ Y Tế

Quảng cáo

Văn Kiện Đảng

Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy

poster ngày chuyển đổi số