CCVSATTP Hà Giang logo

Vô tình đánh cược sức khỏe của cả gia đình chỉ vì không biết những tác hại của thực phẩm đóng gói

GD&TĐ - Đôi khi, các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào bao bì thực phẩm. Vì vậy khi đến siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi, ngoài hạn sử dụng, bạn hãy chú ý đến bao bì đóng gói của thực phẩm.

Image Alt

Hình minh họa

Bạn có thường mua thực phẩm đóng gói từ siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi không? Bạn có biết rằng thực phẩm đóng gói có thể có hại cho sức khỏe của bạn không? Chất lượng của các sản phẩm đóng gói có thể thay đổi do điều kiện hóa học, vật lý, enzyme hoặc vi sinh vật. Và nó thay đổi đặc biệt khi có sự chuyển giao hàng loạt giữa thực phẩm và môi trường.

Có một số hóa chất tổng hợp được sử dụng trong bao bì thực phẩm gây hại cho sức khỏe của bạn. Và tiếp xúc với những hóa chất này có thể gây ra những tác hại dưới đây.

1. Rối loạn tăng động giảm chú ý

Thủy tinh luôn được coi là một phương pháp đóng gói an toàn. Hầu hết người tiêu dùng chọn thực phẩm hoặc đồ uống được đóng gói trong chất liệu thủy tinh và cho rằng nó sẽ có tỷ lệ tương tác hóa học ít, đồng thời giữ được nguyên vẹn hương thơm và hương vị của thực phẩm.

Tuy nhiên, bạn có biết rằng một số loại thủy tinh có chứa chì không? Chì chứa chất độc thần kinh có thể gây tàn phá sức khỏe của bạn. Chai thủy tinh thải ra một chất gây ô nhiễm hóa học gọi là phthalate.

Các nhà nghiên cứu đã xếp phthalate vào chất gây ra tình trạng tăng động giảm chú ý và gây ra các vấn đề liên quan đến sinh sản nam giới. Do vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm đựng trong chai thủy tinh chứa phthalate, đặc biệt là các sản phẩm thức ăn cho phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ.

2. Ung thư

Thông thường, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm được làm bằng nhựa tổng hợp hoặc chất dẻo và chúng có thể tiếp xúc với các sản phẩm thực phẩm. Bạn có thể tìm thấy chúng trong lớp phủ hoặc trong hộp đồ uống hoặc thậm chí trong lọ thủy tinh.

Có một nguyên nhân nghiêm trọng gây lo ngại là chất độc formaldhyde (phóc-môn) có thể gây ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú. Chất độc này chủ yếu được sử dụng trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm. Ngay cả những chai nhựa có chứa đồ uống có ga cũng có một lượng formaldehyde nhất định.

3. Rối loạn thần kinh và viêm nhiễm

Ngay cả lượng nhỏ các hợp chất hóa học nhất định cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gây bất lợi cho sự phát triển và sinh sản của con người. Có một số vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải khi nhiễm hóa chất là rối loạn thần kinh, viêm nhiễm hoặc thậm chí đau đầu kéo dài.

4. Phá vỡ hệ thống hocmon

Một số hóa chất được tìm thấy trong các đồ nhựa gia dụng như bọc nhựa hoặc chai nước uống có khả năng phá vỡ hệ thống hormone tự nhiên của cơ thể và tạo ra sự mất cân bằng hormone.

5. Bệnh tim

Hóa chất Bisphenol A được tìm thấy trong hộp nhựa polycarbonate, bình sữa hoặc lon nước uống có liên quan đến bệnh tim, các nhà khoa học cho biết.

6. Vấn đề tiêu hóa

Rất khó để ước tính nguy cơ bị nhiễm hóa chất gây ô nhiễm mãn tính từ bao bì thực phẩm, nhưng nhựa hoặc cao su trong một số ứng dụng tiếp xúc với thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho cơ thể bạn.

7. Bệnh tiểu đường

Phtalates là một loại hóa chất thường được tìm thấy trong nhựa, ngoài ra còn được tìm thấy trong các chất tẩy rửa gia dụng và mỹ phẩm. Đây là một loại hóa chất có thể phá vỡ các kích thích tố trong cơ thể của bạn và dẫn đến các vấn đề như bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim.

8. Bệnh suyễn

Có những hóa chất thấm vào thức ăn từ bao bì và có thể gây ra bệnh suyễn. Chất độc mà bạn tiếp xúc được gọi là Bisphemol-A hoặc BPA. Chất độc này chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm làm bằng nhựa như ấm điện hoặc bình chứa. BPA gây ra nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em từ 5 đến 12 tuổi.

9. Nguy cơ vô sinh

BPA có khả năng làm rối loạn hệ thống nội tiết tố của bạn. Tiếp xúc với chất độc này quá nhiều còn gây ra vô sinh và ung thư vú.

10. Cao huyết áp

Thường xuyên ăn uống tại các cửa hàng ăn nhanh có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao do bao bì đựng các sản phẩm ăn nhanh chứa nhựa cứng có các hóa chất độc hại.

Theo Tùng Anh
giadinh.net.vn


Bài viết khác

2 thực phẩm hại gan kinh khủng nhất chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối tránh xa

9 lợi ích tuyệt vời của cà phê đã được khoa học chứng minh

5 loại hoa có lợi cho sức khỏe

Khi mua thực phẩm chức năng cần lưu ý những gì?

Tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018

8 nguyên tắc ăn uống giúp làn da không có nếp nhăn

Tổ chức hội nghị tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP tại huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần

Tác dụng chữa bệnh ít biết của các loại rau thơm

Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trọng dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội xuân năm 2018

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/ 2018)

Xem thêm

 

Tiếp nhận thông tin cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

Gửi thông tin

  Tư vấn

Tư vấn qua điện


Tư vấn qua điện 2


Tư vấn Fax


Tư Vấn Email


Tiếp nhận tin vi phạm


Liên kết web

Công thổng tin điện tử Bộ Y Tế

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Cục quản lý dược - Bộ Y Tế

Quảng cáo

Văn Kiện Đảng

Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy

poster ngày chuyển đổi số