12/07/2019 15:45 | CCVSATTP Hà Giang
Cục An toàn thực phẩm cho biết, vừa qua vào ngày 23/6/2019 tại gia đình ông Vì Văn Quý dân tộc Sinh Mun, bản Tam Thanh, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra ngộ độc thực phẩm có 5 người trong gia đình cùng ăn, có 3 người bị ngộ độc nặng.
Gia đình đã đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Châu. Đến ngày 24/6/2019 các bệnh nhân có diễn biến nặng hơn được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. 1 bệnh nhân nặng được người nhà xin về là ông Vì Văn Quý (sinh năm 1977) đã tử vong vào ngày 25/6/2019. 2 bệnh nhân còn lại được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục điều trị, đến ngày 03/7/2019 cả hai bệnh nhân ổn định đã xuất viện.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Sơn La đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Châu, các đơn vị có liên quan và được sự hỗ trợ hiệu quả của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tổ chức điều tra xác định nguyên nhân (xác định được loại nấm, chất gây độc), cung cấp thông tin kết quả điều tra hỗ trợ công tác điều trị người bị ngộ độc.
Qua điều tra ngộ độc thực phẩm, xác định thức ăn nguyên nhân là món ăn chế biến từ nấm được thu hái từ tự nhiên. Nguyên nhân ngộ độc do độc tố tự nhiên có trong nấm độc Amanita Fuliginea.
Mẫu nấm Đoàn điều tra ngộ độc chụp tại khu rừng thông mà gia đình ông Quý đã thu hái về ăn và bị ngộ độc.
Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay đang mùa mưa, nóng ẩm rất thuận lợi cho nhiều loại nấm phát triển. Để đề phòng ngộ độc nấm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo dự phòng ngộ độc nấm bằng cách:
- Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được
- Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ
- Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc.
- Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.
- Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.
- Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm.
- Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế.
- Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.
D.Hải
Theo suckhoedoisong.vn
Đẩy mạnh truyền thông về an toàn thực phẩm
Mẹo đơn giản phòng tránh ngộ độc mùa hè
Sẽ ban hành hướng dẫn mới phòng chống dịch tả lợn châu Phi vào ngày 9/7
Khổ qua nấu cá trắm – món ăn thanh nhiệt, kích thích vị giác
Công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại xã Tân Trịnh và thị trấn Phố Bảng
Cách bảo quản trái cây luôn tươi ngon trong mùa hè
Cẩn trọng thông tin quảng cáo Cao tỏi đen mật ong
Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Cảnh báo ngộ độc quả hồng châu rừng
Tăng cường phòng chống ngộ độc nấm
Quy trình thanh tra ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai
Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả Hồng Châu
Tâm điểm: Nỗi lo an toàn thực phẩm tại trường học
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động năm 2022
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2020
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2019
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2018
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2021
Danh sách công bố sản phẩm năm 2022
Danh sách cơ sở xử lý vi phạm năm 2022
Danh sách tự công bố sản phẩm năm 2023