21/06/2019 15:00 | CCVSATTP Hà Giang
Rửa trái cây:
Đa số các sản phẩm đều trải qua một quãng đường rất dài trước khi đến được tay bạn. Trái cây và rau xanh có thể sẽ phơi nhiễm với các chất gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển. Việc này xảy ra cả với những loại thực phẩm hữu cơ và không chứa thuốc trừ sâu.
Bạn hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa sạch trái cây với nước trước khi ăn. Bạn không cần phải sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm tẩy rửa nào để rửa. Bạn có thể sử dụng bàn chải cứng để làm sạch các loại rau quả vỏ cứng. Bàn chải dùng để làm sạch rau quả không nên sử dụng với mục đích làm sạch các đồ vật khác.
Việc rửa rau quả trước khi ăn rất quan trọng. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên bảo quản rau khi chưa rửa bởi độ ẩm quá cao có thể làm hỏng rau nhanh hơn.
Nếu rau hoặc trái cây được phủ một lớp sáp bảo quản, hãy chắc chắn rằng bạn đã dùng giấy hoặc khăn sạch để loại bỏ lớp sáp đó sau khi rửa.
Nên bảo quản rau khi chưa rửa bởi độ ẩm quá cao có thể làm hỏng rau nhanh hơn.
Bảo quản trong tủ lạnh
Các loại rau và trái cây khác nhau nên được bảo quản theo các cách khác nhau. Theo các nhà khoa học tại Trung tâm Cornell Cooperative Extension Center, rau xanh thường được bảo quản theo một trong bốn cách dưới đây:
Bảo quản lạnh (0-4 độ C), có độ ẩm
Bảo quản mát (4.5 -10 độ C), có độ ẩm
Bảo quản lạnh, khô
Bảo quản ấm (10-15.5 độ C), khô
Thông thường, tủ lạnh thường có nhiệt độ quanh khoảng 1 độ C. Rau sẽ được bảo quản tốt nhất ở ngăn để rau của tủ lạnh. Đây là ngăn hoặc ngăn kéo nằm ở phần cuối cùng của đa số các loại tủ lạnh. Ngăn để rau thường được thiết kế để có thể kiểm soát độ ẩm một cách riêng biệt. Nếu được, hãy bảo quan rau ở nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với từng loại rau.
Các loại rau quả phù hợp để bảo quan trong môi trường có độ ẩm cao, lạnh (hoặc mát) bao gồm:
Táo
Cà rốt
Rau diếp
Cà tím
Các loại rau quả nên được bảo quản ở môi trường có độ ẩm thấp và lạnh bao gồm:
Tỏi
Hành
Các loại rau quả nên được bảo quản trong môi trường ấm và khô:
Ớt
Bí ngô
Khoai lang
Bất cứ loại rau củ nào đã được rửa và cắt nên được bảo quản trong tủ lạnh. Những loại rau quả này nên được bảo quản trong túi/ hộp nhựa để giữ được độ tươi và hạn chế tiếp xúc với không khí. Đảm bảo rằng bạn đã tách riêng rau quả với thịt và các sản phẩm từ sữa để tránh bị ô nhiễm bởi vi khuẩn.
Tách riêng rau quả với thịt và các sản phẩm từ sữa để tránh bị ô nhiễm bởi vi khuẩn.
Bảo quản đông lạnh
Gần như tất cả các loại rau và trái cây đều có thể bảo quản động lạnh. Việc này thường sẽ không làm giảm lợi ích về sức khỏe và không làm giảm lượng vitamin trong rau quả. Bảo quản động lạnh là cách tốt để lưu giữ các loại rau quả theo mùa để có thể sử đụng dược đến cuối năm
Tốt nhất, nên bảo quản đông lạnh rau và trái cây trong hộp kín. Tránh đông lạnh trái cây khi chúng chưa chín bởi sau khi ra khỏi môi trường đông lạnh, trái cây có thể sẽ không chín được nữa.
Các loại rau có lá xanh, như rau diếp và rau cải, không nên bảo quản đông lạnh.
Những loại không nên bảo quản trong tủ lạnh
Có một số loại rau quả tốt nhất nên để ngoài tủ lạnh, ở những nơi khô và mát. Những loại này bao gồm:
Cà chua
Chuối
Khoai tây
Chanh
Cà chua, trong một số trường hợp đặc biệt, sẽ bị mất đi hương vị và chất dinh dưỡng nếu để trong tủ lạnh. Cà chua cũng có thể sẽ phát triển đến mức độ không mong muốn nếu để trong tủ lạnh.
Các loại trái cây nói chung không cần bảo quản lạnh. Tuy nhiên, bảo quản lạnh sẽ làm chậm quá trình chín, và do vậy, giúp bạn lưu giữ trái cây được lâu hơn.
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo Báo suckhoedoisong.vn
Cẩn trọng thông tin quảng cáo Cao tỏi đen mật ong
Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Thành phố Hà Giang thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm
Một số giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
8.000 que kem giá rẻ nhập lậu từ Trung Quốc bị thu giữ
Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam
Huyện Xín Mần gặp mặt các cơ quan báo chí của tỉnh và ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền
Công bố tích hợp chữ ký số trên thiết bị di động vào phần mềm VNPT-iOffice V4.0
Kiên quyết ngăn chặn vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc
Bác sĩ đồn biên phòng giải độc lá ngón bằng bài thuốc từ con nhái
Cảnh báo ngộ độc quả hồng châu rừng
Tăng cường phòng chống ngộ độc nấm
Quy trình thanh tra ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai
Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả Hồng Châu
Tâm điểm: Nỗi lo an toàn thực phẩm tại trường học
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động năm 2022
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2020
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2019
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2018
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2021
Danh sách công bố sản phẩm năm 2022
Danh sách cơ sở xử lý vi phạm năm 2022
Danh sách tự công bố sản phẩm năm 2023