13/06/2019 16:08 | CCVSATTP Hà Giang
Lực lượng quản lý thị trường thành phố Hà Giang kiểm tra phương tiện lưu thông vào địa bàn
Các “chiêu trò” ngày càng tinh vi...
Do giá lợn hơi ở các vùng có dịch xuống thấp, trong khi giá lợn thịt trên địa bàn thành phố Hà Giang vẫn giữ ở mức cao, dao động từ 100 – 120 nghìn/kg nên nhiều thương lái đã tìm mua và vận chuyển vào thành phố và các huyện chưa xuất hiện dịch. Theo ghi nhận, những ngày qua, chốt kiểm dịch động vật tạm thời thành phố Hà Giang đã liên tiếp phát hiện và xử lý theo quy định đối với nhiều vụ việc vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn vào địa bàn tiêu thụ. Cụ thể, ngày 7.6, Tổ công tác liên ngành phát hiện và thu giữ 537 kg thịt lợn được cất giấu dưới những bao tải rơm, không đảm bảo vệ sinh, không dấu kiểm dịch thú y; cùng ngày, Tổ công tác của UBND thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) bắt giữ một xe ô tô 16 chỗ dán chữ “song hỷ” đám cưới chở 5 con lợn, mỗi con có cân nặng hơn 1 tạ và có con đã chết vào huyện. Sáng 9.6, lực lượng liên ngành thành phố Hà Giang tiếp tục bắt giữ ô tô BK 23-06141 chở hơn 390 kg thịt lợn từ thị trấn Nông trường Việt Lâm (Vị Xuyên) vào thành phố Hà Giang để tiêu thụ. Khi bị phát hiện, thương lái, chủ hàng đều không xuất trình được giấy tờ hợp lệ xác minh nguồn gốc sản phẩm từ lợn. Qua đó, cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phun tiêu độc khử trùng và kiểm soát chặt chẽ các phương tiện qua chốt kiểm dịch động vật tạm thời ở xã Nàn Ma (Xín Mần)
Qua tìm hiểu, tài xế N.V.M thường xuyên vận chuyển chở lợn cho một cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hà Giang, cho biết: Thường thì cơ sở ở thành phố sẽ đi về các hộ chăn nuôi lớn ở các khu vực xung quanh thành phố Hà Giang để thu gom lợn vì giá cả rẻ hơn. Khi mua xong sẽ giết mổ và thuê xe vận chuyển vào thành phố Hà Giang. Thời gian vận chuyển có thể là lúc vắng người nhưng thường là khoảng tầm 2 – 4 giờ sáng. Các chủ hàng bằng nhiều cách để cất giấu thịt lợn đã giết mổ vào các phương tiện chuyển chở và đánh lạc hướng lực lượng chức năng bằng các chiêu trò ngụy trang, như: Dùng taxi vận chuyển; giấu thịt lợn vào ca bin, gầm xe; giả mạo giấy tờ kiểm dịch; giả xe đưa đón dâu hoặc đi theo các con đường vắng…
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ
Ngày 7.6, UBND tỉnh có Công văn số 1747/UBND-KTTH, về việc thực hiện các giải pháp dập dịch tả lợn châu Phi. Nội dung Công văn ghi rõ “Cho phép vận chuyển, giết mổ ở trong nội tỉnh theo Hướng dẫn số 3708 ngày 28.5.2019 của Bộ NN&PTNT để giảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước. Yêu cầu phải lập, ban hành kế hoạch quản lý vận chuyển, giết mổ lợn cụ thể...
Việc cá nhân, tổ chức vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc từ nơi có dịch vào địa bàn thành phố Hà Giang để tiêu thụ đều vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên các thương lái, chủ cơ sở giết mổ đã tìm mọi cách để đưa thịt lợn từ vùng dịch vào địa bàn thành phố để tiêu thụ dẫn đến gây khó khăn cho lực lượng chức năng cũng như đe dọa đến ngành chăn nuôi lợn của địa phương. Đồng chí Nguyễn Thế Tuấn, quyền Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 thành phố Hà Giang, cho biết: Hàng ngày, lưu lượng phương tiện di chuyển qua chốt kiểm dịch theo Quốc lộ 2 vào thành phố khá đông, trung bình hơn 2 nghìn phương tiện/ngày (không tính xe máy). Mặt khác, một số đối tượng vì hám lợi đã tìm mọi cách, với các hình thức tinh vi để vận chuyển lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc vào thành phố để tiêu thụ nên gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm soát. Xác định được điều đó, lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và địa phương tích cực thực hiện kiểm tra, kiểm soát 24/24h đối với 100% phương tiện lưu thông qua đây.
Hiện tại, toàn tỉnh có tổng đàn lợn gần 600 nghìn con, 8/11 huyện, thành phố đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Riêng đối với 3 huyện Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần là những huyện chưa có dịch nên việc phát huy tốt vai trò của các chốt kiểm dịch động vật hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm dịch. Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Xín Mần, Ninh Thị Văn, cho biết: Huyện đang duy trì hoạt động thường xuyên các chốt kiểm dịch động vật và tăng cường tuần tra trên các tuyến biên giới, nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn, kể cả hình thức cho tặng của các tổ chức, cá nhân và gia đình khu vực biên giới. Các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm đều bắt buộc quay đầu nếu không xuất trình được giấy tờ hợp lệ…
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, các cấp, ngành đang khẩn trương thực hiện các giải pháp cấp bách “chống dịch như chống giặc”, đồng thời các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng trực tiếp xuống cơ sở để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên. Tuy nhiên, để đảm bảo cho người dân cũng như công tác phòng, chống, dập dịch hiệu quả nhất; các ngành chức năng phải đề cao cảnh giác, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường công tác quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở giết mổ trên địa bàn...
Bài, ảnh: Văn Long
Theo baohagiang.vn
Bác sĩ đồn biên phòng giải độc lá ngón bằng bài thuốc từ con nhái
Đổi mới cách truyền thông về an toàn thực phẩm
Thu mua lợn sạch, cấp đông thịt để đối phó dịch tả lợn châu Phi
Mẹo làm mờ vết thâm nám, chống cháy nắng với quả vải
Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
50 năm thực hiện Di chúc của Bác – Những giá trị mang tính tư tưởng thời đại
Cách xử trí và phòng ngừa ngộ độc nấm
Thông tin về sự việc liên quan đến sản phẩm Herbalife tại Ấn độ
Cách phân biệt thịt lợn ngon, an toàn, không lo chọn nhầm thịt lợn bệnh
Cảnh báo ngộ độc quả hồng châu rừng
Tăng cường phòng chống ngộ độc nấm
Quy trình thanh tra ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai
Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả Hồng Châu
Tâm điểm: Nỗi lo an toàn thực phẩm tại trường học
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động năm 2022
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2020
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2019
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2018
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2021
Danh sách công bố sản phẩm năm 2022
Danh sách cơ sở xử lý vi phạm năm 2022
Danh sách tự công bố sản phẩm năm 2023