CCVSATTP Hà Giang logo

Đổi mới cách truyền thông về an toàn thực phẩm

Truyền thông là một biện pháp hữu hiệu trong tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Song, cách truyền thông chỉ “bêu tên” cơ sở vi phạm sẽ khó đạt hiệu quả nếu không có sự tương tác với người dân và kết nối người dân đến với cơ sở cung cấp thực phẩm sạch.

Phó trưởng Phòng truyền thông, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Nguyễn Thị Yến cho biết, công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP hiện nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong tuyên truyền vẫn xảy ra tình trạng nội dung thông tin không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của người dân.

Image Alt

Đặc biệt, hiệu quả truyền thông chưa cao, chưa kết nối được thực phẩm sạch hay các địa chỉ xanh với người tiêu dùng. “Truyền thông tư vấn trực tiếp hầu như chưa được quan tâm đúng mức là một phần nguyên nhân dẫn đến kiến thức và hiểu biết về ATTP của người dân bị hạn chế. Có tình trạng như vậy bởi còn sự chồng chéo trong hoạt động cung cấp thông tin và phản hồi trong lĩnh vực về ATTP. Không ít địa phương vẫn hiểu theo tinh thần “ruộng, chuồng” của Nông nghiệp, chợ của Công thương, bàn ăn của Y tế nên công tác tuyên truyền đôi lúc còn rời rạc, thiếu gắn kết” – bà Yến nhấn mạnh. Cùng với đó, nguồn lực phục vụ cho công tác truyền thông còn mỏng, đội ngũ cán bộ quản lý ATTP tuyến quận, huyện, phường, xã thường kiêm nhiệm cũng gây khó khăn cho công tác truyền thông, vận động về ATTP.

Do vậy, để thay đổi cách truyền thông ATTP, Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức chiến dịch truyền thông cơ động, cổ động về công tác bảo đảm ATTP. Chiến dịch được triển khai mở đầu tại Hà Nội, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đội truyền thông với cờ phướn, khẩu hiệu mang thông điệp về bảo ATTP đã diễu hành các tuyến phố chính tại các TP lớn. Cùng với đó là hoạt động phát tờ rơi tuyên truyền về công tác bảo đảm ATTP tại một số chợ đầu mối. Nội dung tờ rơi được biên soạn ngắn gọn, súc tích dễ hiểu, dễ tiếp thu. Phó Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ thực phẩm Việt Nam Lưu Duẩn cho biết, không có cách nào khác ngoài phương pháp mưa dầm, thấm lâu góp phần nâng cao ý thức của cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như kiến thức của người dân. Các phương pháp tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại, phù hợp với các đối tượng, trình độ dân trí, để người dân có thể mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm. Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng cần hướng tới mục tiêu kết nối được thực phẩm sạch, các địa chỉ xanh với người tiêu dùng, đồng thời công khai được cơ sở vi phạm để toàn dân được biết.

Nguồn: kinhtedothi.vn


Bài viết khác

Thu mua lợn sạch, cấp đông thịt để đối phó dịch tả lợn châu Phi

Mẹo làm mờ vết thâm nám, chống cháy nắng với quả vải

Thông báo: Cẩn trọng với thông tin quảng các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các website: congtyherbalifevietnam.com; tapdoanhherbalife.com; herbalife-hcm.vn; herbalifevietnam.com.vn.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

50 năm thực hiện Di chúc của Bác – Những giá trị mang tính tư tưởng thời đại

Cách xử trí và phòng ngừa ngộ độc nấm

Thông tin về sự việc liên quan đến sản phẩm Herbalife tại Ấn độ

Cách phân biệt thịt lợn ngon, an toàn, không lo chọn nhầm thịt lợn bệnh

Tiêu hủy 537 kg thịt lợn vận chuyển từ vùng dịch tả lợn châu Phi vào thành phố Hà Giang

Thông báo: Cảnh giác với thông tin quảng các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giảm cân Bona website: giamcanbona.com.

Xem thêm

 

Tiếp nhận thông tin cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

Gửi thông tin

  Tư vấn

Tư vấn qua điện


Tư vấn qua điện 2


Tư vấn Fax


Tư Vấn Email


Tiếp nhận tin vi phạm


Liên kết web

Công thổng tin điện tử Bộ Y Tế

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Cục quản lý dược - Bộ Y Tế

Quảng cáo

Văn Kiện Đảng

Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy

poster ngày chuyển đổi số