17/01/2019 09:02 | http://vfa.gov.vn/chi-dao-dieu-hanh/thong-bao-ket-luan-cua-pho-thu-tuong-chinh-phu-vu-duc-dam-tai-cuoc-hop-an-chi-dao-lien-nganh-trung-uong-ve-an-toan-thuc-pham.html
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của Bộ Y tế về công tác an toàn thực phẩm năm 2018 và ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kết luận:
1. Trong 3 năm gần đây, nhất là so với năm 2017, công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2018 tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp phù hợp, đồng bộ và tạo nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. Đã triển khai mạnh mẽ cơ chế quản lý theo chuỗi, chuyển mạnh sang hậu kiểm, quản lý dựa trên phân tích nguy cơ theo thông lệ quốc tế. Trách nhiệm quản lý của các cơ quan ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương được phân định rõ ràng. Hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm ngày càng đi vào nền nếp, được nhân dân quan tâm. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, xử lý vi phạm nghiêm minh hơn. Trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm được đề cao. Hoạt động sản xuất sạch, phân phối sản phẩm thực phẩm sạch gắn với ứng dụng công nghệ, quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, truy xuất nguồn gốc tiếp tục phát triển mạnh. Số vụ, số người mắc, số nạn nhân tử vong do ngộ độc thực phẩm giảm nhiều.
Trong năm 2019, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp về:
- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, chế biến thực phẩm vừa bảo đảm an toàn thực phẩm vừa góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn.
- Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanh thực phẩm tươi sống thông qua các giải pháp như gom dần lại, hạn chế các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và thực hiện nghiêm việc xử lý chất thải, nước thải bảo đảm yêu cầu về môi trường.
- Đẩy mạnh việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các loại thực phẩm được nhập khẩu theo đường tiểu ngạch kết hợp với việc phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại các loại thực phẩm này.
- Kiên quyết chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Bộ Y tế tăng cường thông báo, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý các cơ quan báo chí quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng quy định của pháp luật. Bộ Công an tăng cường việc xử lý theo quy định của pháp luật hình sự đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, Bộ Công thương quản lý chặt chẽ các sàn thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng.
- Các bộ, cơ quan ở Trung ương và chính quyền các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Đối với các đô thị lớn, cần coi quản lý thực phẩm trên địa bàn như quản lý đối với thực phẩm xuất khẩu.
2. Các bộ, cơ quan và các cấp chính quyền tập trung chỉ đạo bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Kỷ Hợi, trong đó lưu ý ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc rượu.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm thay thế Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 với các nội dung trọng tâm là hậu kiểm bảo đảm an toàn thực phẩm, phối hợp, sử dụng công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch, an toàn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong quý II năm 2019.
4. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương cùng phối hợp, khẩn trương hoàn thành hệ thống thông tin an toàn thực phẩm, tạo công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý và giám sát của cộng đồng, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp.
5. Bộ Y tế chủ trì khẩn trương hoàn thành Báo cáo và xây dựng phương án tổ chức sơ kết thực hiện Chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì làm việc với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp giữa Chính phủ và 2 Hội về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020, bảo đảm thực chất, hiệu quả.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục tăng cường năng lực cho các cơ quan chức năng, đảm bảo phương tiện, kinh phí, nhân lực quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
VFA
Giảm một số mức thu phí an toàn vệ sinh thực phẩm
An Giang: Thực hiện công tác kiểm tra chéo an toàn thực phẩm tại Hà Giang
Hà Giang: Thực hiện công tác kiểm tra chéo an toàn thực phẩm tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm
Báo động nhiều thanh niên "lao vào" con đường phạm pháp hình sự vì rượu bia
Huyện Đồng Văn triển khai công tác chỉ đạo tuyến về An toàn thực phẩm năm 2018
Cảnh báo ngộ độc quả hồng châu rừng
Tăng cường phòng chống ngộ độc nấm
Quy trình thanh tra ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai
Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả Hồng Châu
Tâm điểm: Nỗi lo an toàn thực phẩm tại trường học
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động năm 2022
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2020
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2019
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2018
Danh sách cơ sở tự công bố sản phẩm năm 2021
Danh sách công bố sản phẩm năm 2022
Danh sách cơ sở xử lý vi phạm năm 2022
Danh sách tự công bố sản phẩm năm 2023