CCVSATTP Hà Giang logo

Sán lợn bị tiêu diệt khi nấu sôi 100 độ trong vòng 2 phút

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, việc chẩn đoán có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Nhiễm sán lợn thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, tại Việt Nam có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Image Alt

Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Trong khi đó, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì thế, ăn thức ăn nấu chín, không ăn rau sống sẽ phòng nhiễm sán lợn.

Để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm. Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.

Theo Bộ Y tế, trong một vài ngày qua, có nhiều cháu nhỏ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã được gia đình đưa đến Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để khám xác định bệnh ấu trùng sán lợn. Các bác sỹ đã và đang tích cực khám chẩn đoán phát hiện các triệu chứng, đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố dịch tễ, tiền sử sử dụng các loại thức ăn bị ô nhiễm, làm xét nghiệm và tiến hành các phân tích để có chẩn đoán.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.

Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

Quản lý phân tươi, không phóng uế bừa bãi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

                                                                      Hồng Hải

 
 

Bài viết khác

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang Tổ chức tọa đàm nhân Kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2019

Thủ tướng phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và những nhiệm vụ trọng tâm triển khai sau Tết

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân

Phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn thực phẩm

HUYỆN QUANG BÌNH TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

THÀNH PHỐ HÀ GIANG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ HỢI NĂM 2019

Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp an chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Giảm một số mức thu phí an toàn vệ sinh thực phẩm

An Giang: Thực hiện công tác kiểm tra chéo an toàn thực phẩm tại Hà Giang

Xem thêm

 

Tiếp nhận thông tin cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

Gửi thông tin

  Tư vấn

Tư vấn qua điện


Tư vấn qua điện 2


Tư vấn Fax


Tư Vấn Email


Tiếp nhận tin vi phạm


Liên kết web

Công thổng tin điện tử Bộ Y Tế

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Cục quản lý dược - Bộ Y Tế

Quảng cáo

Văn Kiện Đảng

Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy