CCVSATTP Hà Giang logo

Phải để người dân yên tâm với mâm cơm, du khách hết lo lắng khi ăn uống

Đó là yêu cầu của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa tại buổi làm việc với Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP Đà Nẵng vào sáng 31-7.

Image Alt

Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đánh giá, sau những thành công ban đầu, việc đầu tư về con người, trang thiết bị, cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động cho Ban Quản lý ATTP thành phố là rất cần thiết và chính đáng. Vì nếu đầu tư một đồng cho Ban để kiểm soát ATTP thì có thể tiết kiệm được 100 đồng cho sức khỏe, mua sự yên tâm cho người dân.

Người dân sợ thực phẩm bẩn

Ông Nguyễn Tấn Hải – Trưởng Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng cho biết, sau 18 tháng đi vào hoạt động, với việc tập trung nhiều đầu mối trước đây về một đơn vị, công tác đảm bảo ATTP đã đạt được một số kết quả bước đầu. Nổi bật chính là việc tạo thuận lợi từ khâu cấp phép, quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống cũng như giám sát mối nguy gây mất ATTP. Nếu như trong giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ mẫu rau, trái cây tồn dư thuốc bảo vệ thực vật luôn ở mức 8-10% thì đến thời điểm hiện tại chỉ ở mức 3% trên tổng số mẫu được lấy kiểm tra. Tại các chợ, tiểu thương không còn sử dụng chất vàng ô tạo màu cho măng, dưa cải; không sử dụng hàn the, formol, huỳnh quang trong bún, mỳ. Trong thời gian qua, với nhiều đợt kiểm tra, cơ quan chức năng cũng chưa phát hiện chất cấm, tồn dư kháng sinh trong thịt, thủy sản.

Theo thống kê của Ban Quản lý ATTP, mỗi năm chợ Đầu mối Hòa Cường  nhập khoảng 120.000 tấn rau củ quả các loại từ nhiều tỉnh thành trên cả nước để đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân thành phố. Để tạo “lá chắn”, hạn chế thực phẩm bẩn, ngoài việc ký kết hợp tác, cam kết với các địa phương cung ứng, lực lượng chức năng cũng tiến hành lấy mẫu giám sát đối với rau củ quả nhập vào chợ. Trong năm 2018, lực lượng chức năng đã phát hiện 14 sản phẩm có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không cho nhập vào thành phố. Các đối tác vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp cấm nhập loại sản phẩm đó trong vòng 30 ngày đồng thời thông báo cho các tỉnh nơi xuất xứ xử lý nghiêm. Cũng trong năm 2018, tổng sản lượng thủy sản về chợ được thực hiện kê khai nguồn gốc, xuất xứ là 130.000 tấn. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng được kê khai thông tin là 55.000 tấn. Lực lượng chức năng của Trung tâm kiểm nghiệm cũng thực hiện test nhanh để giám sát, đảm bảo thủy sản từ âu thuyền Thọ Quang đi tiêu thụ không sử dụng các chất bảo quản.

Image Alt

Ông Nguyễn Tấn Hải cho biết, sự ra đời của Ban Quản lý ATTP tạo thuận lợi trong việc tập trung và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn so với nhiều đầu mối như trước đây. Hiệu quả trong việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan tham gia phối hợp trong công tác quản lý cũng được nâng lên rõ rệt. “Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, Ban Quản lý ATTP có đầy đủ thông tin đánh giá toàn diện các mối nguy gây mất an toàn trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Từ đó đề ra các giải pháp quản lý, ngăn chặn không để sản phẩm mất an toàn lưu thông trên thị trường. Đặc biệt nhận thức của người dân trong buôn bán, kinh doanh và sử dụng thực phẩm cũng đã có được bước tiến rõ nét”, ông Hải đánh giá.

Vừa ăn vừa lo thì không có gì khổ hơn!

Theo đại diện các sở, ban ngành, dù đạt được một số kết quả ban đầu nhưng so với yêu cầu về bữa ăn của người dân và du khách, công tác đảm bảo ATTP vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trong khi tỷ lệ các mẫu rau củ quả có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang có xu hướng giảm thì thịt tươi sống được phát hiện nhiễm vi sinh Ecoli vẫn còn ở mức cao với khoảng 30-40%. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện vệ sinh cơ sở giết mổ, vận chuyển và quầy hàng, dụng cụ, đồ dùng kinh doanh thịt tại các chợ không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Một số ý kiến còn cho rằng, thành phố đang trong giai đoạn xây dựng chợ an toàn thực phẩm nhưng chính thực phẩm lại được bố trí ở khu vực ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh trong các chợ là một nghịch lý. Một khó khăn khác của Đà Nẵng là hơn 80% sản lượng rau quả, thủy sản và thịt mà thành phố tiêu thụ được nhập từ ngoại tỉnh, qua nhiều khâu trung gian phân phối nên việc lập các chuỗi cung ứng để giám sát và thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ gặp rất  nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, với việc ngày càng có nhiều khách du lịch, việc chưa thể kiểm soát được thức ăn đường phố cũng sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn thường trực đối với ngộ độc. “Nhiều quán ăn có gắn biển chứng nhận đảm bảo ATTP nhưng nhìn rất lụp xụp, ẩm thấp, bàn ghế, dụng cụ rất mất vệ sinh. Trước cổng trường học thì bánh kẹo, nước uống đủ màu được bán cho học sinh mà không ai đảm bảo nó an toàn hay không. Rõ ràng, hệ thống nhà hàng, khách sạn thì sẽ thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát nhưng thức ăn đường phố thì rất khó kiểm soát”, ông Lê Minh Trung – Phó Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng nêu thực tế.

“Ở các nước tiên tiến, người dân có thể mua thực phẩm với giá cao nhưng khi sử dụng họ hoàn toàn yên tâm, không có gì phải lo lắng. Ngược lại nếu  mua được thực phẩm rẻ mà ăn vào rồi phải lo lắng thì không còn gì khổ hơn. Phải làm sao để người dân ăn uống mà không cần phải lo nghĩ. Đáng sống là ở chỗ đó”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa so sánh.   Với mục tiêu xây dựng thành phố “4 an”, việc thành lập Ban Quản lý ATTP, tập trung nhiệm vụ về một đầu mối là mở  ra cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị đảm bảo tốt hơn cho bữa ăn của người dân. Chính vì vậy, phải có sự đồng thuận để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Bây giờ không phải là câu chuyện quyền anh quyền tôi nữa mà là trách nhiệm chung, có đầu mối, có sự phối hợp. “Ý thức người dân thay đổi rất lớn. Người tiêu dùng đã biết sợ thực phẩm bẩn, người kinh doanh cũng nhận thức được hậu quả nếu buôn bán thực phẩm không đạt yêu cầu. Đây chính là nền tảng để thực hiện các nhiệm vụ nâng cao chất lượng bữa ăn cho mỗi gia đình. Tóm lại thì nhiệm vụ chúng ta đang làm là nhân dân phải được yên tâm với mâm cơm của mình, du khách cũng không còn phải lo lắng khi ăn uống ở Đà Nẵng”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng yêu cầu Ban Quản lý ATTP phối hợp các sở liên quan như Tài chính, NN&PTNT, Y tế, Công thương và các quận huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ đầu mối Hòa Phước, quy hoạch trung tâm giết mổ và nâng cấp chợ thủy sản. Nhiệm vụ tăng trưởng, phát triển KT-XH là rất quan trọng nhưng không vì áp lực này mà bỏ qua những lỗ hổng về ATTP. Vì suy cho cùng, mọi nhiệm vụ mà các cơ quan quản lý, thực thi đang làm cũng chính là để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Nguồn: ĐÔNG A-cadn.com.vn


Bài viết khác

Không lo chồng chéo trong thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm

Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn truyền thông phòng chống ngộ độc nấm, quả rừng độc

Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn tổ chức tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm và khám sức khỏe năm 2019

Vị Xuyên: Tái phát dịch tả lợn Châu Phi tại xã Thuận Hòa

Mèo vạc liên tục phát hiện, xử lý 400kg thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Chính phủ điện tử: Nâng cao khả năng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Ứng phó với ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa lũ

Ứng dụng CNTT trong đánh giá sự hài lòng và nâng cao tính minh bạch của cơ quan, tổ chức

Cẩn trọng với thông tin quảng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương khớp MH trên một số website

Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả Hồng Châu

Xem thêm

 

Tiếp nhận thông tin cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

Gửi thông tin

  Tư vấn

Tư vấn qua điện


Tư vấn qua điện 2


Tư vấn Fax


Tư Vấn Email


Tiếp nhận tin vi phạm


Liên kết web

Công thổng tin điện tử Bộ Y Tế

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Cục quản lý dược - Bộ Y Tế

Quảng cáo

Văn Kiện Đảng

Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy

poster ngày chuyển đổi số