CCVSATTP Hà Giang logo

NẤM ĐỘC KẺ GIẾT NGƯỜI TRONG RỪNG

NẤM ĐỘC KẺ GIẾT NGƯỜI TRONG RỪNG

 Mùa xuân thời tiết rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển, cùng với đó các vụ ngộ độc nấm xảy ra cũng nhiều hơn. Đa phần các ca bệnh vào viện điều trị đều trong tình trạng nặng, thông thường có đến khoảng 50% bệnh nhân cấp cứu do ngộ độc nấm sẽ tử vong.

Tính từ từ năm 2009 đến  năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã sảy ra 44 vụ ngộ độc do nấm độc, cướp đi 17 sinh mạng con người, tập trung ở các huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang và một số vụ nhỏ lẻ ở các huyện khác trong toàn tỉnh.

Nấm độc là nấm có độc tố rất nguy hiểm. Có rất nhiều loại nấm chứa độc tố gây chết người, chỉ cần ăn 50g nấm tươi có thể làm chết ngay một thanh niên trẻ, khỏe mạnh mà không có thuốc nào cứu chữa được.

 Nấm mọc dại là loại nấm mọc tự nhiên, cũng như các loại nấm được trồng, nấm dại có vị tươi mát, chứa nhiều chất béo, protein, carbohydrates, chất xơ thô, khoáng chất và nhiều loại vitamin, nhờ vậy giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, hỗ trợ dự phòng nhiều loại bệnh.

Tuy vậy, người dân ăn nấm dại luôn ẩn chứa nguy cơ ngộ độc. Thêm vào đó, nếu ăn nhiều nấm mọc dại một lúc hoặc thường xuyên ăn cũng có thể khiến đường huyết hạ thấp. Vì vậy, ngay cả khi không gây ngộ độc, nấm dại cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi toàn thân.

 I. Cách nhận biết nấm độc

1. Nhìn bằng mắt: Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân… Thông thường các loại nấm độc khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra.

 

Image Alt

                                                    Nấm đen nhạt                                                                

Image Alt

Nấm tán trắng

Image Alt

                                                   Nấm đỏ                                                                  

2. Ngửi bằng mũi: Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi.

3. Thử nghiệm biến màu: Dùng phần trắng của hành lá chà xát trên mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc, nếu ngược lại, hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc, ngoài ra, sau khi nấu chín, có thể dùng đũa, thìa bạc để thử trước khi ăn.

Image Alt

 4. Thử nghiệm bằng sữa bò: Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm này có độc.

 II. Những chú ý khi ăn nấm mọc dại

1. Không hái thử nấm mình không biết chắc. Mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loại duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc.

2. Khi chế biến nấm dại, cũng giống như chế biến nấm thường, biện pháp tốt nhất là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính.

3. Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn, dầu vậy, cũng vẫn cần nấu chín mới ăn.

4. Khi ăn nấm không nên uống rượu. Có một số loại nấm dại không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy gây ngộ độc.

III. Xử trí Ngộ độc nấm

1. Sau khi ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… phải lập tức đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

2. Khi phát hiện người nghi là ngộ độc do ăn nấm  phải bình tĩnh, nhanh chóng tìm mọi cách làm gây nôn ra hết thức ăn như: móc họng, hoặc lấy lông gà rửa sạch ngoáy họng cho bệnh nhân nôn cho đến khi nôn ra nước trong, cho uống các loại nước đậu xanh giã nát, nước ngô non... cũng có tác dụng hút bớt chất độc, sau đó đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất để rửa dạ dày và dùng các thuốc giải độc.

3. Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế gần nhất.

4. Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loại nấm và gửi đi xét nghiệm.

IV. Dự phòng ngộ độc nấm

  1. Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được.
  2. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoạng dại, kế cả nấm mầu trắng.
  3. Không ăn thử nấm, dứt khoát không ăn nấm khi còn nghi ngờ.
  4. Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết cây nấm nên khó nhận dạng nấm độc.
  5. Nấm tươi tự trồng ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.
  6.  Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.

 

 Phòng Nghiệp vụ Chi cục ATVSTP Hà Giang


Bài viết khác

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm

Chỉ thị của Thủ tướng về bình ổn giá, bảo đảm an toàn xã hội dịp Tết

Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương Ban hành chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018

Số vụ vi phạm ATTP bị xử lý hình sự sẽ tăng mạnh

12 loại thực phẩm không nên bảo quản cùng nhau

8 loại thực phẩm nên ăn thường xuyên vào buổi tối để khỏe mạnh

95% thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành

Hội nghị triển khai các văn bản về an toàn thực phẩm tại huyện Mèo vạc và Quang Bình

Đại hội Chi bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lần thứ IV Nhiệm kỳ 2017 – 2020

LỄ TRAO TẶNG HUY HIỆU 30 NĂM TUỔI ĐẢNG

Xem thêm

 

Tiếp nhận thông tin cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

Gửi thông tin

  Tư vấn

Tư vấn qua điện


Tư vấn qua điện 2


Tư vấn Fax


Tư Vấn Email


Tiếp nhận tin vi phạm


Liên kết web

Công thổng tin điện tử Bộ Y Tế

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Cục quản lý dược - Bộ Y Tế

Quảng cáo

Văn Kiện Đảng

Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy

poster ngày chuyển đổi số